1/ Giai đoạn từ 1947 - 1954:
- Sau Cách mạng tháng 8/1945 thành công, chi bộ Đảng đầu tiên được thành lập ngày 06/8/1947 và được mang tên chi bộ Thái Nguyên. Sau khi chi bộ được thành lập đã chỉ đạo và thành lập trường cấp 1 vào tháng 8/1948. Trường đóng ở đình Làng Giữa, Trường gồm có 03 lớp, 03 giáo viên với khoảng trên 100 học sinh ở các lứa tuổi khác nhau. Các lớp học không được cố định mà phải học ở các thôn làng.
- Trải qua 7 năm chi bộ lãnh đạo, đã vận động hàng trăm thanh niên lên đường nhập ngũ bảo vệ Tổ quốc, hàng nghìn lượt thanh niên xung phong với hành trình vượt núi, băng rừng chở đạm, tải lương ra tuyền tuyến. Trong niềm vinh danh đó đã có 10 người con của quê hương Hoằng Yến anh dũng hy sinh và hàng chục thương, bệnh binh mang trên người những vết thương chiến tranh.
2/ Giai đoạn 1954 - 1964:
2/ Giai đoạn 1954 - 1964:
Tháng 6 năm 1954 thực hiện chủ trương của Huyện ủy Hoằng Hóa, Hội nghị chi bộ xã Hoằng Yến đã đề ra ba vấn đề đó là:
- Kết hợp hàn gắn vết thương chiến tranh, khai hoang, phục hóa mỡ rộng diện tích canh tác.
- Tiến hành làm thủy lợi đưa nước vào đồng ruộng thuận lợi cho việc thâm canh tăng năng xuất cây trồng theo thời vụ.
- Xây dựng phát triển tổ đổi công, thực hiện và hoàn thành cải cách ruộng đất.
- Về kinh tế: Phát động nhân dân sản xuất, tiết kiệm để hàn gắn lại chiến tranh đưa năng xuất lên cao, đời sống nhân dân bước đầu ổn định, từng bước phục hồi nạn đói và đóng góp phục vụ cho kháng chiến.
- Về Văn hóa, giáo dục, y tế:
- Văn hóa: Đã xóa dần những phong tục, tập quán lạc hậu, văn hóa tinh thần trong nhân dân đã cải thiện. Hệ thống thông tin từ huyện đến thôn làng và đến từng hộ gia đình phát triển, từ đó các chủ trương đường lối, chính sách Đảng, pháp luật nhà nước đến với người dân.
- Giáo dục: Phong trào chống giặc dốt đã có bước phát triển nhảy vợt, toàn xã đã có trên 10 lớp học với những cái tên Xóa nạn mù chữ, Bình dân học vụ, Học chữ Quốc ngữ tiêu biểu trong phong trào này như các ông: Trương Phú Phùng (Thôn 6), ông Hồ Văn Nghệ (Thôn 3)
- Y tế: Tháng 7/1953 Ban y tế xã Hoằng Yến chính thức ra đời, do ông Đào Văn Ân làm Trưởng ban đã đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
- Quốc phòng - An ninh: Các thôn xóm đều có trung đội dân quân, kết hợp với lực lượng công an tuần tra, canh gác bảo vệ an ninh, trật tự trong thôn xóm, làng xã.
- Về chính trị: Sau khi chia tách xã, ngày 06/8/1947 Chi bộ Đảng xã nhà được thành lập và phát triển thành Đảng bộ, sinh hoạt tại 4 Tổ đảng theo địa dư các làng: Thục Bành, Làng Chuế, Làng Bái, Làng Đoài.
3/ Giai đoạn 1965 - 1975:
- Về kinh tế: Đã có bước phát triển vượt bậc, năng xuất lúa của thời kỳ này được tăng lên từ 2,1 tấn/ha/vụ năm 1965 lên 3,0 tấn/ha/vụ năm 1975 đạt 1,8 tấn/ năm, sản lượng khai thác thủy sản đạt từ 400 - 500 tấn/năm.
- Văn hóa, Giáo dục, Y tế:
- Văn hóa: Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, được tổ chức theo nếp sống mới, bài trừ các tệ nạn mê tín dị đoan.
- Giáo dục: Trong thời kỳ này ngành giáo dục đã được phát triển mạnh, cả xã có trên 1.000 học sinh với trên 20 lớp học từ lớp 1 đến lớp 7.
- Y tế: Đội ngũ y tế có 05 người, trong đó có 02 y sỹ, 01 y tá, 01 hộ lý và 01 dược tá, trạm trưởng là ông Trương Trọng Ngọ (thôn 4).
4/ Giai đoạn 1975 - 1985:
- Về kinh tế: Sau chiến tranh việc sản xuất gặp rất nhiều khó khăn, nhưng với quyết tâm của Đảng bộ kinh tế phát triển, các Hợp tác xã nông nghiệp đã được đi thăm quan các Hợp tác xã có mô hình phát triển trong tỉnh như HTX Định Công của huyện Yên Định để áp dụng khoa học, kỹ thuật trong thâm canh tăng năng xuất cây trồng, đồng thời mua thêm máy bơm nước, xe cải tiến để phục vụ sản xuất.
- Về Văn hóa, Giáo dục, Y tế, Quốc phòng, An ninh:
- Văn hóa: Thực hiện nếp sống văn minh trong nếp sống mới, đời sống văn hóa tinh thần trong nhân dân được nâng lên. Cấp ủy Đảng, chính quyền xã xác định văn hóa - xã hội là khâu quan trọng góp phần thúc đẩy kinh tế, dân trí xã nhà.
- Giáo dục: Hệ thống giáo dục trong xã đã phát triển, Hệ thống nhà trẻ, mẫu giáo được xây dựng chắc chắn bằng ghạch ngói, có đủ chỗ học tập cho các cháu, trong đó trường cấp I có 19 lớp và 6 lớp cấp II.
- Y tế: Mạng lưới y tế được đảm bảo, các thôn đã có vệ sinh viên, hàng năm Trạm y tế đều tổ chức tiêm chủng cho các cháu trong độ tuổi đạt trên 90%.
- Quốc phòng - An ninh: Đầu năm 1979 cuộc chiến tranh biên giới phía Tây Nam và Phia Bắc diễn ra ác liệt, thực hiện lệnh tổng động viên của Chủ tịch nước toàn xã có 09 thanh niên tình nguyện tái ngũ.
5/ Giai đoạn 1986 - 2015:
- Về kinh tế: Mặt trận sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản thời kỳ này là chủ đạo, vào năm 1996 hệ thống điện lưới quốc gia đã đến với các hộ dân, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Đặc biệt là nuôi tôm công nghiệp đang dần thay thế nuôi quảng canh.
- Về Văn hóa, Giáo dục, Y tế, Quốc phòng, An ninh:
+ Văn hóa: Phong tục tập quán, lễ tết được phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp. Các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao được duy trì.
+ Giáo dục: Hệ thống giáo dục xã nhà, đã có 3 nhà trường ở 3 cấp học được mở rộng quy mô, hệ thống trường lớp được đầu tư, số học sinh luôn duy trì với 18 lớp học từ lớp 1 đến lớp 9
- Y tế: Mạng lưới y tế luôn được quan tâm, trạm y tế có tủ thuốc, giường bệnh đáp ứng cơ bản khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân. Từ năm 1986 đến 1990 Trưởng trạm là ông Lê Văn Học (Y sỹ) thôn 12, từ năm 1990 đến 1995 Trưởng trạm là bà Lê Thị Hồng (Y sỹ) thôn 4, từ năm 1996 đến 2000 Trạm trưởng là ông Nguyễn Văn Quý (Y sỹ) thôn 7, từ năm 2000 đến 2012 Trưởng trạm là ông Nguyễn Văn Quý (Bác sỹ) thôn 7.
- Công tác Đảng: Các nhiệm kỳ đại hội đã ổn định 5 năm 1 nhiệm kỳ, Chính quyền được xây dựng theo quy định của luật tổ chức HĐND xã.
6/ Giai đoạn 2015 - 2020:
- Về kinh tế: Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển mạnh mẽ nghề tiểu thủ công nghiệp, trang trại, dịch vụ tạo việc làm cho người lao động, phát huy nguồn lực trong nhân dân, lợi thế tiềm năng đất đai đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở.
- Văn hóa, giáo dục, y tế:
+ Văn hóa: Các hoạt động văn hóa được duy trì và có bước phát triển mới. Phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở các thôn làng thực hiện tốt. Các thôn đều có nhà văn hóa thôn được xây dựng, sửa chữa khang trang. Đến nay có 8/8 thôn đã được công nhận thôn văn hóa cấp huyện đạt tỷ lệ 100%.
+ Giáo dục: Chất lượng giáo dục mũi nhọn, đại trà tại 3 trường và con em trong xã được đầu tư và phát triển cao hơn. Số học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi huyện, tỉnh, Quốc gia và đậu vào các trường Đại học, Cao đẳng năm sau cao hơn năm trước.
+ Y tế: Công tác y tế, dân số và kế hoạch hóa gia đình được chú trọng, trạm y tế có đội ngũ nhân viên nhiệt tình, vững vàng về chuyên môn, mạng lưới y tế xuống đến các thôn trong toàn xã.
- Quốc phòng - An ninh: Luôn giữ vững an ninh chính trị, an toàn xã hội, công tác giáo dục pháp luật được chú trọng, công tác giao quân hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu trên giao.
Với những thành tích trong thời kỳ kháng chiến, cùng với sự phát triển trong thời kỳ đổi mới. Từ chủ trương lớn của Đảng về xây dựng nông thôn mới, cán bộ và nhân dân trong xã năm bắt thời cơ để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Để huy động nguồn lực phát triển kinh tế Hoằng Yến luôn phát huy nguyên tắc tập trung dân chủ, lấy người dân làm chủ thể. Cùng với đó là làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đến đoàn viên, hội viên và nhân dân ý thức rõ vai trò, trách nhiệm trong phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên bước vào thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Hoằng Yến chỉ đạt 5 trên 19 tiêu chí, kết cấu hạ tầng nông thôn thiếu đồng bộ; sản xuất nông nghiệp manh mún, thu nhập bình quân đầu người thấp. Nhưng sau 5 năm bền bỉ, nỗ lực phấn đấu, đến nay Hoằng Yến đã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Có được kết quả đáng tự hào này, phải kể đến sự vào cuộc tích cực của đại bộ phận quần chúng nhân dân, sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các Phòng, Ban chuyên môn huyện Hoằng Hóa, sự triển khai quyết liệt và đồng bộ các giải pháp của các cấp chính quyền địa phương, sự tham gia đóng góp của các doanh nghiệp, sự hỗ trợ nhiệt tình của đông đảo con em Hoằng Yến xa quê đang sinh sống trên mọi miền tổ quốc; điển hình là ông Đỗ Anh Tuấn, Chủ tịch tập đoàn Sunshine Group, một tập đoàn kinh tế đa ngành hàng đầu tại Việt Nam trong các lĩnh vực: Bất động sản, Công nghệ, Xây dựng, Giáo dục, Thương mại... Đây chính là niềm tự hào của Cán bộ và nhân dân Hoằng Yến. Từ đó, khối đại đoàn kết toàn dân tộc được phát huy mạnh mẽ, trong đó điểm tựa vững chắc là nhân dân xã nhà cùng với Đảng bộ, Chính quyền nắm bắt thời cơ, bứt phá vươn lên xây dựng thành công xã kiểu mẫu.
Với bề dầy truyền thống văn hóa lịch sử, cần cù, năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất, kiên cường, anh dũng trong kháng chiến chống giặc ngoại sâm; tin tưởng rằng, đây sẽ là nền tảng vững chắc để Hoằng Yến tiếp tục phát huy sức mạnh, nhất là sự quyết tâm của Đảng bộ, Chính quyền, sự ủng hộ tích cực của mọi tầng lớp nhân dân, các doanh nghiệp trong và ngoài xã, con em xa quê tiếp tục chung tay, góp sức xây dựng quê hương Hoằng Yến ngày càng văn minh, thân thiện và đẹp giàu./. - Công khai kết quả TTHC tuần 1 tháng 10( từ ngày 2 đến 6)
- Công khai TTHC tuần 3 tháng 7 từ ngày 15 đến 19 tháng 7 năm 2024
- Công khai kết quả TTHc tuần 2 tháng 7 ( từ ngày 8 đến 12 tháng 7)
- Công khai TTHC tuần 1 tháng 7( từ ngày 1 đến 5 tháng 7 năm 2024)
- công khai kết quả TTHC tuần 2( từ ngày 10 đến 14 tháng 6 năm 2024)
Kết quả giải quyết TTHC
Liên kết website
Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
255159